Polly po-cket
WapSite Giải Trí Đa Phương Tiện -ThuGian10s.Xtgem.Com
ShareCode
ĐỌC TRUYỆN
THỦ THUẬT

Đang xem: 1 | Lượt xem: 1734

Võ Lâm U Linh Ký


» Xếp hạng: 4.5 sao
» Đánh giá: 4.5/5,10 bình chọn
» Đăng lúc: 14/06/16 08:53:59
» Đăng bởi: Trung Hi
» Chia Sẻ:SMS Google Zing Facebook Twitter yahoo
↓↓

Võ Lâm U Linh Ký


vì được dạy dỗ đã sáu, bảy năm. Dao Quang lướt về phía sau đạo cung, lúc đi ngang tiểu xá của Ngọc Thiền thì nghe tiếng nói ngọng nghịu của linh điểu. Chàng vào phòng, thấy con anh vũ đang khệnh khạng đi trên mặt bàn gỗ, còn Ngọc Thiền ngồi trên ghế, ôm con thỏ trắng trong lòng. Dao Quang niệm chú, trục hồn con chim tội nghiệp ra. Nó ngã lăn rồi lại đứng lên ngay, vỗ cánh bay đi. Ngọc Thiền ngỡ ngàng chạy theo, lên đến khách sảnh, lúc này linh điểu đã đáp trên vai Chân Như Tử, luôn miệng réo:

- Cuối canh ba có cường địch!

Thần Bút Lực Sĩ mỉm cười, hỏi Chân Như Tử:

- Sao đạo trưởng lại dạy nói nói câu xui xẻo này?

Chân Như Tử ngơ ngác:

- Làm gì có chuyện ấy?

Lão thò tay bắt chim, đặt xuống bàn rồi hỏi nó :

- Có cường địch thật sao?

Anh vũ gật đầu:

- Có, có !

Nói xong nó vỗ cánh bay vào tay Ngọc Thiền. Mọi người xôn xao bàn bạc. Sưu Mệnh Thần nghiêm giọng:

- Theo thiển ý của lão phu thì chúng ta nên tin lời cảnh cáo kia, dốc hết lực lượng ra tiền sơn trấn giữ. Nếu lão phu là Thiên Võng thư sinh tất cũng không bỏ qua cơ hội tốt này.

Đạo Hạnh chân nhân tán thành:

- Cẩn tắc vô ưu! Bần đạo sẽ tuân theo lời chỉ giáo của Từ lão thí chủ.

Dao Quang trong lốt anh vũ đang được Ngọc Thiền vuốt ve, chợt nhớ đến lão đạo sĩ đi chung với Đại Thủ Quái Tẩu. Chàng suy nghĩ rồi thét lên:

- Đạo Huyền đã về, coi chừng hậu sơn.

Chàng nói rất khó nghe nên phải lập đi lập lại thì mọi người mới hiểu được.

Chân Như Tử biến sắc:

- Lạ thực! Đạo Huyền rời núi rất lâu trước khi bần đạo nuôi con chim này làm sao nó biết được? Dao Quang chẳng nói được nhiều, chỉ còn cách nhắc lại:

- Đạo Huyền, Đạo Huyền.

Đạo Hạnh chân nhân tư lự:

- Quái sự khoan bàn đến, trước mắt phải lo đối phó với cường địch cái đã. Có thể phe tà ma đã cấu kết với đại sư huynh, biết được đường hầm bí mật sau núi, nên mới dám tập kích chúng ta.

Ông cương quyết chia lực lượng thành hai cánh, xử dụng cả ba trăm khách đến dự lễ. Khu nhà bếp vẫn tiếp tục giết heo, mổ bò, đèn đuốc sáng trưng, ồn ào náo nhiệt, nhưng cạnh bọn đầu bếp, phụ bếp là những thanh trường kiếm sắc bén. Và trong mỗi lùm cây, bụi cỏ ở tiền sơn, hậu sơn đều có cao thủ mai phục.

Cuối đời nhà Nguyên, phái Thanh Thành tham gia cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Mông Cổ. Đệ tử của họ trút bỏ áo đạo sĩ, đêm đêm tập kích những đồn lũy, thành trì của triều đình nhà Nguyên trên đất Tứ Xuyên . Chưởng môn nhân thời ấy là Hoài Nam chân nhân, có tài thao lược, giỏi binh pháp, nên đã dự phòng một sinh lộ cho môn phái. Ông cho đào một đường hầm xuyên núi, trổ ra sườn núi phía sau, dài đến ba dặm. Quả nhiên, chỉ vài năm sau quân Mông Cổ biết được lai lịch của đội nghĩa binh, liền kéo hai ngàn quân đến núi Thanh Thành. Chính nhờ mật đạo kia mà phái Thanh Thành được toàn vẹn, thoát thân không sót một ai. Họ gia nhập phong trào kháng Mông của Chu Nguyên Chương, đến khi thành công mới trở về núi xây lại Thái Thanh đạo cung. Cửa ở hai đầu đường ngầm đều có cơ quan đóng mở rất tinh xảo và được ngụy trang cẩn thận. Trừ Chân Như Tử và các cao thủ bối phận chữ Đạo ra, chẳng đệ tử lớp dưới nào biết cách xuất nhập. Đêm nay, hai cửa trên và cửa dưới núi được canh phòng rất cẩn mật và kín đáo . Đầu canh ba, quả nhiên có một đạo quân hắc y, đông độ hai trăm người xuất hiện ở sườn núi phía sau. Lão bịt mặt đi đầu hăm hở tiến đến một đoạn vách núi phủ đầy dây leo. Lão trao đuốc cho người phía sau rồi vung kiếm dọn dẹp. Tuy mặt bịt kín nhưng tua kiếm bằng tơ xanh kia đã tố cáo lai lịch của lão ta. Chân Như Tử núp gần đấy cố nén tiếng thở dài vì biết đối phương là sư huynh Đạo Huyền của mình. Đạo Huyền ấn lên những tảng đá bồi trên vách, lắng nghe tiếng cơ quan chuyển động. Lão hài lòng xuống tấn đẩy thật mạnh, xô cánh cửa đá dầy, rộng hơn sải tay ra. Toán quân áo đen bịt mặt mau chóng tiến vào đường hầm và Đạo Huyền không đóng cửa lại để chừa đường thoát thân. Nhưng lão không biết rằng Chân Như Tử đã thay lão làm việc ấy, và còn biết cả chỗ khống chế cơ quan, khiến ổ khóa chẳng thể cử động được nữa. Phần đầu của kế hoạch đã thành công. Chân Như Tử đưa lực lượng ra phía trước mai phục, chờ đánh tập hậu bọn cường địch ở tiền sơn. Tiếng heo, bò, gà. vịt kêu thảm thiết trên bình đài tạo cảm giác an tâm cho phe đối phương. Họ chờ đợi tín hiệu của mũi thứ hai rồi mới tràn lên núi. Cuối canh ba. phía sau Thái Thanh đạo cung bỗng phát hỏa. khói lửa mịt mù và vang dậy tiếng vũ khí, tiếng quát tháo. Biết rằng kế nội công ngoại kích đã thành, hơn ba trăm tên hắc y bịt mặt chồm dậy, lướt nhanh trên những bậc thang, đánh thốc lên núi. Đường sơn đạo này rộng gần trượng, được đục lõm vào sườn núi nên thấp hơn hai bên lề nửa thân người. Nếu sánh vai nhau mà đi thì được mỗi hàng ba bốn người, khá là chật chội. Đội quân áo đen lên được thì rơi vào ổ phục kích. Từ những lùm cây, bụi hoa hai bên, phe chủ nhà trút xuống đầu khách một trận mưa ám khí đủ các loại, nhưng phần lớn là Ngư Vĩ phi tiễn của phái Thanh Thành. Đòn đánh lén bao giờ cũng đạt hiệu quả rất cao, nếu không thì binh pháp Tôn tử đã chẳng dạy người ta “xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị.” Một nửa số hắc y đã trúng thương, nếu không chết thì cũng chẳng còn nhiều sức lực để chiến đấu. Tuy nhiên, do hy vọng vào mũi ở hậu sơn nên bọn hắc y vẫn liều chết tiến lên. Thực ra. họ có muốn lùi cũng không được vì lực lượng Chân Như Tử đã khóa chặt chân núi và đang khép kín vòng vây. Lúc các chưởng môn bạch đạo từ bình đài đánh xuống, tên thủ lãnh hắc y mới biết mình lâm vào tuyệt lộ, vì toán quân của Đạo Huyền đã bị tiêu diệt. Vậy lửa khói ở đâu ra? Đấy là những đống rơm chất gần cửa mật đạo, được phái Thanh Thành cho đốt lên và đẩy xuống đường hầm. Họ còn la hét và lấy đao kiếm gõ vào nhau để tạo ra ấn tượng về một cuộc hỗn chiến. Chỉ cần hai chục người cũng đủ khiến bọn Đạo Huyền chết sặc vì khói và vì cửa sau đã khóa chặt. Như vậy, cuộc chiến đẫm máu thực sự chính là con đường sơn đạo phía trước. Phe hắc y chỉ còn cách mở đường máu rút lui. Đi tiên phong là hai cao thủ rất lợi hại, người thứ nhất sử dụng đao, người thứ hai cầm một thanh Miêu Tráo Thủ. Loại vũ khí độc môn này đã tố cáo lai lịch đối phương. Thần Bút Lực Sĩ quát vang:

- Miêu Diện Nhân Ma! Sách Huyết Đao! Đêm nay hai ngươi phải đền tội!

Hai lão ma đầu vẫn ngậm tăm, không hề mở miệng thừa nhận, múa tít vũ khí chống chọi với những nhát bút nặng nề như búa bổ của Hạ Nguyên, và đường kiếm ảo diệu của Chân Như Tử. Phe bạch đạo nắm chắc phần thắng nên Kiếm Tích thiền sư và Thuần Chân thượng nhân chỉ đứng ngoài giám sát trận chiến. Là đệ tử nhà Phật, bị ràng buộc bởi luật giới sát nên họ chỉ xuất thủ khi không còn cách nào khác. Nhưng vì sao hai vị cao tăng này, cũng như đệ tử hai phái Nga Mi, Thiếu Lâm lại cho phép mình dùng vũ lực để chống lại cái ác, trái với giáo lý nhà Phật? Điều này xuất phát từ vị tổ sư Thiền Tông Trung Hoa là ngài Đạt Ma. và cũng xuất phát từ thực trạng Phật giáo ở ấn Độ. Từ thế kỷ thứ bẩy sau Công Nguyên, Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã cực lực bài xích Phật giáo, cho tín đồ đập phá chùa chiền, đốt kinh sách, giết chóc sư sãi. Do chủ trương từ bi, bất bạo động nên Phật giáo Ấn Độ thời ấy gần như bị tiêu diệt. Các bậc cao tăng phải lén mang kinh tạng trốn sang các nước Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Trung Hoa… Trước đó, Đạt Ma thiền sư đã nhìn xa trông rộng, sang Trung Hoa hoằng dương đạo pháp, tu hành thuyết pháp ở chùa Thiếu Lâm. Để tránh cho Phật giáo Trung Hoa các thảm hại mạt pháp, Đạt Ma thiền sư đã sửa đổi chút ít giới luật, ngài đã

dạy võ nghệ cho các tăng chúng, trước là để thân thể tráng kiện, sau là tự vệ trước bạo lực. Người ta phải sống, phải giữ được chùa thì mới mong quảng bá được đạo pháp cho chúng sinh. Bạo lực bên ngoài chính là ma chướng, là vong nhiễm mà người tu hành phải đối phó. Thành ngữ “giáng ma vệ đạo” có cả ý nghĩa Thiền Tông lẫn thực tế. Đấy là lý do vì sao trong lịch sử võ lâm luôn có mặt các hòa thượng. Giờ đây, phương trượng Thiếu Lâm tự và phương trượng Vạn Niên tự đứng trên đầu sơn đạo, cố nén xót xa trước cảnh chém giết mà bàn bạc. Kiếm Tích thiền sư nói:

- Phe đối phương chính là lực lượng Quỷ giáo! Theo thiển ý của lão nạp thì có thể giáo chủ Quỷ giáo đã đi chung với Đạo Huyền và đang kẹt trong đường hầm.

Thuần Chân Thượng Nhân tán thành:

- Phật huynh nói phải. Cũng may là chúng ta đã vô hiệu hóa được lão ta.

Ông chợt lộ vẻ ưu tư:

- Sầm thí chủ công lực thông thần, chỉ e cánh cửa đá kia không giữ nổi y.

Thượng Nhân vừa nói xong thì cuồng phong nổi lên . Trời đất hôn ám cát bụi mù mịt cuốn thẳng lên bình đài. Cảnh vật cực kỳ tăm tối vì mấy trăm cây đuốc đều bị thổi tắt, và dưới chân núi vang lên tiếng hô xung trận oang oang như sấm dậy. Thì ra đạo quân thứ hai đã phá được cửa đá, đến đây tiếp viện cho Miêu Diện Nhân Ma. Kiếm Tích thiền sư biến sắc:

- Luồng quái phong này đầy âm khí! Chẳng lẽ lại là tà pháp của Quỷ giáo?

Hai vị thần tăng vội chắp tay niệm phật hiệu, nhờ pháp lực chư Phật hóa giải luồng quỷ phong. Nhưng tiếc rằng đạo hạnh của họ chưa đủ nên cuồng phong càng lúc càng mạnh, thổi bay cả ngói đạo cung. Ở dưới kia. quần hùng tối tăm mặt mũi, đành để cho phe của đối phương phá vây. Còn họ thì tìm chỗ ẩn nấp sau những tảng đá hay bụi cây mà chờ đợi. Trong lúc ấy Dao Quang đang bị Ngọc Thiền ôm chặt vào lòng mà tra hỏi. Nàng cũng tinh thông U Linh Quỷ Tạng nên ngờ ngợ đoán rằng vong hồn của Dao Quang đã nhập vào xác chim. Nhưng Dao Quang chẳng hề nói ra sự thật, vì biết chưa phải lúc. Ngọn quái phong ập đến, thổi tắt ngọn đèn trên bàn, khiến Ngọc Thiền phải đứng lên đóng cửa. Dao Quang đã nhận thấy hơi hám ma quái của ngọn gió, liền xuất hồn bay đi. Dao Quang lên nóc đạo cung quan sát, phát hiện hàng ngàn hồn ma bóng quế đang quay cuồng tạo gió. Chàng liền xông về phía chúng, với U Linh Tuần Sát lệnh phù tỏa hào quang trên ngực. Đám âm binh sợ hãi biến mất ngay, và cuồng phong tắt lịm. Quần hào mừng rỡ đốt đuốc lên sáng rực, reo hò vang dội, khí thế cực kỳ hùng mạnh. Phe hắc y thấy tà pháp bị phá và lực lượng chủ nhà quá đông, đành bỏ ý định tiến công, rút cả vào màn đêm. Dẫu phải thức suốt đêm vì cuộc chiến khốc liệt, sáng hôm sau, mọi người vẫn hân hoan dự lễ cưới. Giữa giờ tỵ thì khách đã đến đông đủ. Cô dâu là người trấn Đức Vượng và cũng đã được rước lên. Trong bữa tiệc, người ta say sưa nói về trận đánh, hết lời tán dương pháp lực của hai vị cao tăng đã trừ được yêu pháp. Họ cũng biết đấy là tà thuật vì mùa này làm gì có gió đông. Thuần Chân thượng nhân ngượng ngùng cải chính:

- Xin chư vị thí chủ đừng ngộ nhận khiến bọn bần tăng thêm hổ thẹn. Thực ra quái phong tan đi vì một ánh hào quang từ trong Thái Thanh đạo cung ra.

Thế là cử tọa lại suýt xoa khen ngợi sự linh hiển của Tam Thánh, ba vị thần tối cao trong Đạo giáo. Lần này, Túy đạo nhân đại diện Thiên Sư giáo chủ đến đây dự lễ cưới. Lão ngất ngưởng hỏi Chân Như Tử:

- Con anh vũ của đạo huynh đâu rồi? Không có nó báo trước thì đêm qua chúng ta đã bị tiêu rồi. Chân Như Tử xót xa đáp:

- Cũng chẳng hiểu sao sáng nay nó lại lâm bệnh nặng, nằm liệt chẳng chịu ăn uống gì cả.

Ngọc Thiền tiếp lời lão:

- Đêm qua. lúc cuồng phong nổi lên, thổi tắt ngọn đèn trong phòng tiện nữ, thì linh điểu ngã lăn ra, chẳng hiểu vì sao?

Lúc này Dao Quang đang đứng bên bàn tế, hưởng mùi nhang và lễ vật. Chàng thầm á...

Từ Khóa
Bình Luận Góp Ý

↑↑ Cùng chuyên mục
» ( Đăng 3246 ngày trước)
» Đại Mạc Đao ( Đăng 3247 ngày trước)
» Hồi Tâm Chưởng ( Đăng 3247 ngày trước)
» Võ Lâm U Linh Ký ( Đăng 3247 ngày trước)
» Gươm Đàn Nửa Gánh ( Đăng 3247 ngày trước)
Trang:12»
Bài viết ngẫu nhiên
XtGem.com
» TRUNG TÂM HỖ TRỢ.
» T.T Báo Lỗi - Hỗ Trợ - Góp Ý